Những người ấp ủ giấc mơ du học để mở ra một tương lại rộng hớn ắt hẳn đã từng một lần suy nghĩ đến với lục địa già Châu Âu.
>> Xem thêm: Điều kiện để du học Đức năm 2017
Đức là điểm đến học tập của hơn 300.000 sinh viên quốc tế với tỉ lệ tăng trung bình là 7%, dự kiến đạt 350.000 sinh viên vào 2020. (tính đến năm 2015, theo Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức). Với 370 trường đại học, cung cấp hơn 17.000 chương trình đào tạo, Đức mang đến cho sinh viên đa dạng sự lựa chọn ngành nghề yêu thích.
Đức là điểm đến yêu thích của du học sinh
Nổi bật nhất trong đó là Đức, quốc gia vừa có chất lượng giáo dục top đầu được đánh giá chỉ say Mỹ và Anh. Du học Đức ngày càng chưng tỏ mình có sức hấp dẫn khi sinh viên trên toàn thế giới lựa chọn tới Đức ngày càng đông. Với hơn 40 trường đại học của Đức nằm trong bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới nhưng lại có mức phí học tập và sinh hoạt phải chăng. Hiện nay tại Đức có khoảng 370 trường đại học, học viện nằm rải rác trên toàn đất nước. Cung cấp hơn 17.000 chương trình đào tạo. Với sự đa dạng ngành nghề đó, mỗi sinh viên để chọn được một ngành nghề chất lượng, phù hợp cần được cân nhắc kỹ càng.
Một số ngành học tại Đức
Mỗi sinh viên chỉ có thể gắn bó với một chuyên ngành duy nhất, vì vậy việc chọn ngành học chất lượng, phù hợp với bản thân cần được cân nhắc kĩ càng khi dự định du học tại bất kì đâu, Đức cũng không là ngoại lệ. Dưới đây là danh sách những khóa học sinh viên không nên bỏ qua khi quyết định tham gia chuyến hành trình mang tên Du học Đức.
Khoa học xã hội và Nhân văn
Nhân văn là lĩnh vực đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống nhân loại. Với trình độ chuyên môn được mài dũa tại những ngôi trường uy tín sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như: PR, báo chí, nhân sự, tư vấn, kinh doanh, nghệ thuật, văn hóa, truyền thông, xuất bản…
>> Xem thêm: Học ngành Y khi du học Đức
Sinh viên khi du học Đức sẽ lựa chọn trong hơn 6.000 chương trình đào tạo ngành Nhân văn tại đây để lựa chọn ra một ngành phù hợp. Tùy theo nhu cầu của từng cá nhân, có sự lựa chọn giữa chuyên ngành đơn hoặc kép, khi học chuyên ngành này sinh viên không bị giới hạn kiến thức về nhân văn mà còn mở rộng về kinh tế, xã hội học… Đây là yếu tố sẽ giúp bạn gây ấn tượng khi gặp gỡ nhà tuyển dụng trên khắp thế giới với kiến thức đa ngành của bạn. Để làm du học sinh Đức, sinh viên phải chấp nhận sự khắt khe trong quá trình đào tạo, luôn tuân thủ theo đúng chương trình đề ra gồm lý thuyết, thực hành, và một số hoạt động như trao đổi sinh viên, tham gia vào các dự án nghiên cứu thì mới đủ điều kiện để tốt nghiệp. Đó là lý do bằng cấp tại Đức luôn được chấp nhận trên toàn cầu, là chìa khóa để mở được cánh cửa dẫn đến thành công.
Du học sinh Việt Nam tại Đức
Các ngành Khoa học xã hội nhân văn: Khảo cổ học, nghiên cứu về văn hóa, tiếng anh, nghiên cứu đại cương, văn học, tôn giáo học, lịch sử, triết học, ngôn ngữ, nghiên cứu vùng miền, luật dân sự, luật học, luật hình sự, luật công, luật quốc tế, nhân học, báo chí, địa nhân học, ngôn ngữ học, truyền thông, chính trị, hành chính công, khoa học xã hội, xã hội học, xuất bản, dịch thuật.
Kĩ thuật
Kĩ thuật là chuyên ngành được đào tạo tại nhiều nơi trên thế vì nhu cầu nhân lực luôn ở mức cao. Với ưu thế là học đi đôi với hành cùng với nền kinh tế phát triển với nhiều kỹ thuật cao giúp Đức trở thành quê hương của những thương hiệu nổi tiếng như: Volkswagen, Audi, Porsche, BMW, Mercedes, Deutz AG. Nhằm đáp ứn nhu cầu đó, Đức đã xây dựng hơn 3.000 chương trình đào tạo chất lượng chuyên ngành này.
Khi theo học các khóa học Kĩ thuật tại Đức, sinh viên giảng dạy đầy đủ kiến thức, kĩ năng về điện tử, cơ khí, kĩ thuật hạ tầng, kĩ sư máy tính… qua giáo trình liên tục được cải tiến và sử đổi, chương trình trao đổi sinh viên và thực tập bắt buộc tại các doanh nghiệp thực tế. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp các trường tại Đức luôn được các nhà tuyển dụng chào đón trên toàn thế giới.
Khoa học Tự nhiên
Khoa học tự nhiên là một ngành hấp dẫn với hơn 2.500 chương trình đa dạng cấp độ về khoa học Tự nhiên & Toán học. Sinh viên khi theo học ngành này thường có thể liên kết với ngành kĩ thuật, đây là tiền đề ra đời của các bộ môn: sinh hóa, khoa học đời sống phân tử, sinh học & nghiên cứu gen, hóa học môi trường, khoa học nano…
Sinh viên tham gia các khóa học ngoại khóa
Bên cạnh đó, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn một số trường tại Đức còn cho phép sinh viên kết hợp chuyên ngành này với các bộ môn về nhân văn hay khoa học xã hội. Điều này giúp sinh viên có thêm lợi thế cạnh tranh khi tìm kiếm việc làm.
Kinh tế
Nằm trong top 5 cường quốc kinh tế thế giới, Đức chú trọng và không ngừng mở rộng quy mô của chuyên ngành Kinh tế trong những năm gần đây. Ngoài một số lĩnh vực quen thuộc như kinh tế vĩ mô, quản trị kinh doanh, thương mại, Đức còn mở thêm một số ngành mới đang thu hút như khóa học về chuỗi cung ứng, dịch vụ, kinh doanh quốc tế và marketing. Tùy theo nhu cầu, sinh viên còn có thể được giảng dạy các lĩnh vực như thể thao, du lịch, y tế và truyền thông. Do đó, các sinh viên tại Đức có được hiểu biết đa ngành, đủ khả năng gặt hái những thành tựu xứng đáng trong công việc sau khi mới tôt nghiệp.
Cũng giống như những chương trình khác tại Đức, sinh viên theo học ngành Kinh tế sẽ được giảng dạy, cung cấp cái nhìn chính xác, mang tính toàn cầu về thực tiễn ngành nghề trên toàn cầu. Thông qua việc giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế, thực tập tập nước ngoài, tham quan nghiên cứu tại các công ty và học thêm một số ngoại ngữ phổ biến.
Ngoài chọn ngành theo sở thích, có những sinh viên chú trọng vào thu hập bình quân cảu những công việc sau khi ra trường thì nên chọn một số ngành sau:
Nha sĩ: Là ngành có thu nhập cao nhất tại Đức thời điểm hiện tại. Một nha sĩ ở nước này có thu nhập bình quân thấp nhất là 40.000 Euro/năm. Tuy nhiên, để có được những kết quả như vậy, tiêu chuẩn đầu vào của ngành này cũng rất cao cũng như trong quá trình học đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực và trau dồi rất nhiều.
Bác sĩ: đây là ngành đứng thứ 2 trong danh sách này. Đức nổi tiếng là một nước có mức sống cao và hệ thống y tế, bảo vệ sức khỏe cho người dân được coi trọng. Vì thế, bác sĩ luôn là một ngành hot và có mức thu nhập cao nhất tại Đức.
Bên cạnh chọn ngành, chọn trường khi du học Đức cũng nhận được nhiều quan tâm
Chọn ngành và trường là trăn trở của nhiều bạn sinh viên khi bước vào giảng đường đại học. Ở Đức có 3 hệ thống giáo dục là Universitat (Đại học tổng hợp – gọi tắt là Uni), Technische Universitat (Đại học kỹ thuật) hay Fachhochschule hoặc gọi là Hochschule (Đại học ứng dụng).
Sinh viên du học Đức khó khăn trong việc chọn trường
Mỗi loại hệ thống có nhứng định hướng khác nhau không đươn giản như Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam:
- FH là đại học khoa học ứng dụng, đào tạo với trọng tâm chuyển hóa các kết quả nghiên cứu khoa học thành các giải pháp ứng dụng cho cuộc sống. Sinh viên học FH không đi quá sâu vào lý thuyết mà chú trọng nhiều hơn vào từng lĩnh vực cụ thể.
- Uni là trường nghiên cứu khoa học và trang bị cho sinh viên có kiến thức toàn diện, sâu rộng, phát triển bản thân. Kiến thức đào tạo tại đây không dành để đào tạo ra làm một nghề cụ thể. Tuy nhiên mặt trái của phương pháp là sinh viên phải tự học thêm để đáp ứng được những yêu cầu cụ thể của công việc. Tuy không được đào tạo cho một ngành nghề cụ thể nhưng sinh viên sau khi tốt nghiệp có tư duy tổng hợp và tính năng động cao, có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon