Một số kinh nghiệm làm Visa ở ĐSQ Đức tại Việt Nam (cho du học sinh diện học bổng nhà nước)

Việc làm hồ sơ Visa được xem là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định đến thời gian và kế hoạch sang Đức học tập của du học sinh. Vì vậy chúng ta phải có sự đầu tư về mặt thời gian và sự chuyên tâm nhất định đến vấn đề này. Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày một số kinh nghiệm cho đối tượng là du học sinh diện học bổng nhà nước.

>> Xem thêm: https://hoctiengducgiaotiep.blogspot.com/2013/10/hoi-sinh-vien-hamburg-gap-mat-sinh-vien.html

Đầu tiên, các bạn nên tham khảo các thông tin hướng dẫn tương đối chi tiết và đầy đủ trên hệ thống website của ĐSQ Đức


Chúng tôi xin được liệt kê lại một cách đầy đủ và hệ thống quy trình xin thị thực như sau:

1. Xác định đúng mình làm Visa thì thuộc đối tượng nào "Xin Visa dài hạn" và "Du học ở Đức", để có thể nhận được hướng dẫn chính xác từ trang web của ĐSQ.

2. Đặt lịch hẹn trực tiếp qua hệ thống Website của ĐSQ

Phải điền chính xác hòm thư điện tử, số hộ chiếu, vì sau khi đặt lịch hẹn, bạn sẽ nhận được 1 thư xác nhận đặt lịch hẹn thành công. Bạn phải in thư này ra, đúng ngày giờ hẹn, bạn phải mang thư này theo và xuất trình tại cửa ra vào để có thể vào được ĐSQ. Thông thường thì việc đặt lịch hẹn phải tiến hành sớm hơn thời gian dự định bay khoảng 1 tháng đến tháng rưỡi, vì đến mùa du học sẽ có rất nhiều người đến nộp hồ sơ. (Kinh nghiệm cho thấy là với đối tượng Du học sinh việc đặt lịch hẹn là tương đối dễ và không phải đợi chờ lâu quá 1 tuần như các diện khác).

3. Mang tiền để nộp theo quy định của ĐSQ (thường là 60 euro cho người lớn và 30 euro cho trẻ em đi cùng) các bạn nên mang tiền mặt đi thanh toán để tránh các thủ tục chuyển khoản rắc rối, có thể mang Vietnam đồng hoặc Euro tùy thích. Đối tượng đi học diện học bổng chính phủ sẽ thanh toán trước và nhận hóa đơn của ĐSQ sau đó về thanh toán với bộ hoặc cơ quan cấp học bổng.

4. Chuẩn bị hồ sơ.
4.1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản khai tay). Tờ khai có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

4.2. 2 ảnh mới chụp, phông nền trắng, chụp chính diện. Chú ý là ảnh làm Visa đi Đức có một số quy định khá khắt khe nên không phải hiệu chụp ảnh tư nhân nào cũng có thể chụp được, vì vậy các bạn nên tham khảo thêm thông tin từ những người đã từng đi trước. Nên ghi họ tên và ngày tháng năm sinh, quê quán sau mỗi ảnh.

4.3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực (bản gốc). Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.
4.4. Bảng tóm tắt quá trình học tập và công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học (ghi rõ cả thời gian không đi học và cũng không đi làm). Bảng này không theo mẫu nào cả, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin là được, tốt nhất là nên lập một bảng.
4.5. Chứng minh tài chính (với diện học bổng chính phủ Việt Nam bao gồm: To Whom, Quyết định cử đi học của Bộ đã dịch công chứng tiếng Đức, nên dịch khoảng 3,4 bản vì sẽ dùng cho những lần gia hạn về sau khi đã sang Đức).
4.6. Thư chấp nhận của trường bên Đức hoặc thư mời của Giáo sư Đức.
4.7. Chứng chỉ tiếng Đức, tiếng Anh nếu có.

Chú ý là không cần phỏng vấn APS đối với diện học bổng chính phủ.
Tất cả các giấy tờ trên (trừ hộ chiếu) đều có thể mang nộp bản gốc hoặc photo công chứng nhưng kinh nghiệm là nộp bản photo công chứng, nhưng vẫn mang theo bản gốc phòng khi người nhận hồ sơ cần đối chiếu.
Ngoài hồ sơ gốc, phải photo thêm 2 bản toàn bộ giấy tờ ở trên chỉ trừ mục 4.1, 4.2, riêng mục 4.1 thì nên photo thêm 2 bản nữa sau khi đã dán ảnh.

5. Nộp hồ sơ
Hồ sơ đem nộp gồm 3 bộ, 1 bộ gốc và 2 bộ photo. Mỗi bộ cho vào một túi hồ sơ riêng biệt. Bên ngoài bao bì mỗi bộ nên dán một tờ giấy đánh máy danh mục giấy tờ nộp theo đúng thứ tự mục 4. Ba bộ hồ sơ phải được sắp xếp theo đúng trật tự dán ở bao bì để người nhận hồ sơ dễ dàng kiểm tra và không phải sắp xếp lại, tích kiệm thời gian cũng như không tạo sự khó chịu cho người nhận. Các giấy tờ gốc khi nào họ yêu cầu mới xuất trình kiểm tra. Họ sẽ chỉ thu 2 bản photo và hộ chiếu gốc, còn tất cả giấy tờ chuẩn bị ở hồ sơ gốc sẽ được trả lại. Sau đó nhận biên lai thu tiền. Phải giữ lại biên lai để sau này nhận kết quả và thanh toán với nơi cấp học bổng.

6. Nhận Visa
Thời gian chờ nhận Visa thường từ 3-4 tuần, cũng có những trường hợp lâu hơn thậm chí đến 6-7 tuần tùy vào thời gian nhập học lâu hay gấp. Bạn sẽ nhận được 1 cuộc điện thoại từ nhân viên ĐSQ báo lên nhận Visa. Thường lịch nhận kết quả vào buổi chiều và bạn nhớ phải mang theo biên lai thu tiền ở trên.

Chúc các bạn may mắn và thành công.
Previous
Next Post »