Việc học ngoại ngữ thứ hai nói chung cũng như tiếng Đức nói riêng là bước đường được nhiều người chọn, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác học tập thì người đọc cần phải nắm một số phương pháp căn bản. Ngày nay có rất nhiều phương pháp học tiếng Đức nhanh và hiệu quả, vì thế không quá khó để người bắt đầu học tự tìm cho mình 1 phương pháp học hợp lý, có những người mới bắt đầu chọn cho mình một trung tâm uy tín, có người lại chọn một bộ giáo trình được nhiều người học, hay có người học qua các kênh online, mỗi cách thức đều có ưu và nhược điểm của nó, tuy nhiên học viên cần có sự uyển chuyển linh động giữa các phương pháp để đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra ban đầu.
Bạn muốn đi du học ở Đức mà đã có vốn tiếng Đức nền tảng thì nên bắt đầu từ đâu? bắt đầu như thế nào? và làm sao để đạt được hiệu quả cao? Dưới đây là tồng hợp các phương pháp học hiệu quả cho những người bắt đầu học tiếng Đức.
>>>Xem sau: http://hoctiengduc.net.vn
Học tiếng Đức thế nào cho người bắt đầu học?
Cũng như các thứ tiếng khác, tiếng Đức cũng được phân chia thành các cấp độ từ dễ đến khó bao gồm:
A1: Tiếng Đức vỡ lòng
Cấp độ này là yêu cầu bắt buộc đối với những ai muốn sang Đức với mục đích kết hôn, định cư hoặc du lịch dài hạn tại Đức.
A2: Tiếng Đức sơ cấp
Đây là cấp độ cần đạt được của các du học sinh du học Đức. Cấp độ này được kiểm chứng thông qua bài thi APS. Đây là một trong những điều kiện để hoàn thiện hồ sơ xét duyệt du học.
B1: Tiếng Đức trung cấp 1
Đây là cấp độ chuyển tiếp giữa sơ cấp và trung cấp. Nếu có chứng chỉ này thì du học sinh có đủ điều kiện về ngoại ngữ để tham gia học dự bị tại các trường đại học của Đức.
B2: Tiếng Đức trung cấp 2
Cấp độ này là trình độ sử dụng tiếng Đức khá thành thạo và linh hoạt, rèn luyện các kỹ năng để tham gia kỳ thi TestDaF hoặc DHS.
Ngoài ra, còn 2 cấp độ nữa trong tiếng Đức là C1 và C2 tương ứng với trình độ cao cấp 1 và cao cấp 2. Người có trình độ này là người có khả năng tiếng Đức nâng cao, cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết đều thành thạo và sử dụng một cách tự nhiên. Hai cấp độ này phục vụ cho các đối tượng học tiếng Đức để theo học các chuyên ngành về xã hội và kinh tế.
Đầu tiên phải biết bắt đầu học tiếng Đức từ đâu?
1. Xác định trình tự trong quá trình học tập của mình:
+ Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này.
+ Học kỹ càng: nắm được kết cấu viết từ và phải hiểu rõ nó sử dụng như thế nào, nhớ từ vựng tốt hơn và sử dụng các nhóm câu hiệu quả.
+ Học thông qua các phần mềm hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ: Phần mềm chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Đức qua tiếng Việt và ngược lại như wikipedia ..., giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ vựng có sẵn và đã học được qua các khóa học tiếng Đức cơ bản.
+ Cách viết tiếng Đức: Học bất kỳ một ngôn ngữ nào đó thì bạn phải viết nhiều để cho nó tạo thành những thói quen, và khi đó việc học của bạn sẽ hiệu quả hơn.
+ Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng Đức, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ.
2. Kiếm một cuốn giáo trình tiếng Đức cơ bản và hãy học chắc nó.
Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập.
3. Tập đọc một cuốn sách
4. Chia nhỏ để học:
Đừng có quá ép buộc mình phải học hết nội dung dài và khó hay gì đó tương tự hãy chia nhỏ để học, bởi lẽ khi bạn cố nhồi nhét kiến thức vào đó thì sâu thẳm trong não của bạn sẽ bị stress vì khối lượng kiến thức vào, lúc đó việc học tiếng Đức sẽ gặp khó khăn mà không có tiến triển gì tốt hơn.
Nguyên tắc học tiếng Đức cơ bản
Các kỹ năng học tiếng Đức
Để học được tiếng Đức cân nắm rõ 5 kỹ năng:
Kỹ năng học từ vựng tiếng Đức
Kỹ năng đọc hiểu tiếng Đức
Luyện nói tiếng Đức
Luyện nghe tiếng Đức
Ngữ pháp tiếng Đức
Học phát âm cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động. Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng Đức, quy tắc phiên âm từ âm Việt qua tiếng Đức và ngược lại, quy tắc gõ tiếng Đức trên máy tính.
>>>Xem thêm: Học ngành quản trị khách sạn tại Đức
Học và nắm chắc, tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng Đức như tượng hình, hội ý, …tìm hiểu thêm về chiết tự. Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng Đức , vận dụng thử vài câu đơn giản.
Các phương pháp cho người bắt đầu học tiếng Đức
1.Phương pháp nhắc lại nhiều lần
Nhắc lại ở đây không có nghĩa bạn cứ nhắc đi nhắc lại một câu như học kiểu vẹt, khi học một từ mới, hay cụm từ mới, nên ghi lại, rồi đọc lại nhiều lần xen kẽ, đọc một từ rồi cất đi, học từ mới, sau đó quay lại, cứ đọc đi đọc lại như vậy bản thân người bắt đầu học sẽ tập thành phản xạ tự nhiên khi bất chợt thấy ngữ cảnh và bật ra từ hoặc câu ngay lặp tức, đây là phương pháp vận dụng vào ngữ pháp thích hợp, nhắc lại để giúp các bạn nhớ kĩ hơn, đưa kiến thức và vốn từ vựng tiếng Đức đã học vào thực tế. Khi đã quen một thời gian và có được vốn từ vựng kha khá, bạn hãy cố gắng chuyển tải nó vào trong cuộc sống, những suy nghĩ hay hành động, cố gắng diễn đạt những từ hay cụm từ mà mình đã học vào những hoàn cảnh mà bạn muốn đưa ra ý kiến.
Phương pháp nhắc lại nhiều lần
Để hoàn thiện phương pháp này, bạn đừng học học riêng lẻ từng từ, không nên cố gắng học thuộc lòng công thức hay từ vựng cấp tốc, thay vào đó bạn hãy học các mẫu câu tiêu biểu cho từng tình huống gọi là những mẫu câu ví dụ, vừa chứa được từ, hay cụm từ mình thấy tâm đắc, đọc qua 2 đến 2 lần, rồi học tiếp câu mới, hoàn thiện từ 10 đến 20 như vậy thì bạn quay lại và đọc lại theo thứ tự, vừa luyện được âm, vừa gắn kết kiến thức vào não bộ, học tiếng Đức nói riêng và ngoại ngữ nói chung không thể mong muốn bòn rút thời gian được, giục tốc bất đạt, từ vựng, cụm từ, giới từ sẽ đi theo bạn nếu như bạn ôn tập nó hằng ngày, nên đây là phương pháp rất hữu ích để ôn luyện.
2. Phương pháp âm thanh
Học bất kì một ngoại ngữ nào bước đầu tiên cũng là bước gian nan nhất tiếng Đức cũng vậy, để nói được thì phải nghe được, nên người bắt đầu học cần chú trọng vào kỹ năng nghe nói, cần luyện tập thường xuyên. Trước tiên bạn nên tìm nguồn nghe hữu ích, tốt nhất là nghe qua những video có phụ đề tiếng Đức, lần thứ nhất vừa nghe vừa nhìn mặt chữ, lần thứ hai vừa nghe nhưng đừng nhìn mặt chữ, tự hình dung ra từ vựng mình vừa học, lần thứ 3 vừa nghe vừa đọc theo để điều chỉnh âm đọc của bản thân. Tuy nhiên ở lần thứ ba này bạn nên sử dụng điện thoại hay máy thu âm để thu lại giọng của mình rồi phát lại nghe, sau đó đánh giá hai vấn đề, thứ nhất là đọc âm tiết giống chưa và thứ hai là tốc độ đọc có nhanh bằng video đọc hay không. Bên cạnh đó có thể kết hợp với nghe nhạc, xem phim, xem các kênh Youtube sẽ là cách hữu hiệu và gay hứng thú cho người muốn học tiếng Đức. Nếu có sự nổi lực chăm chỉ thì bạn sẽ tiến bộ rất nhanh trong việc nghe nói tiếng Đức. Khi trình độ học tiếng Đức của bạn đã được nâng cao nhất định thì bắt đầu nghe những đoạn dài, và lặp lại từng câu. Phương pháp này nên kết hợp với phương pháp nhắc lại để đạt hiệu quả tối ưu.
3. Phương pháp trọng tâm
Học tiếng Đức đừng nên lan man, nên học theo chủ đề, các sách giáo trình hiện nay đều áp dụng phương pháp này ví dụ nếu bạn học giáo trình Le Nouvel Espaces thì mỗi bài giảng được thể hiện qua mỗi chủ đề là mỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt nội dung kiến thức đi từ dễ đến khó. Mỗi chủ đề bao gồm những từ vựng riêng, điểm ngữ pháp thích hợp giúp người học tiếng Đức dễ dàng tiếp cận nội dung bài từ thấp đến cao. Học theo từng chủ đề như vậy sẽ giúp người học nắm vững kiến thức, tức là kiến thức này sẽ được vận dụng vào khía cạnh nào trong cuộc sống.
Học theo chủ đề tiếng Đức
4. Phương pháp chia nhỏ
Khi học tiếng Đức hay bất kỳ một ngôn ngữ nào thì người học nên chia nhỏ thời gian và nội dung cần học theo từng bước, ví dụ từ dễ đến khó và nên nhớ cần phải kết hợp với phương pháp nhắc lại để ôn luyện. Nếu như mỗi chương quá dài, bạn nên chia theo kỹ năng để dễ thực hành, ví dụ hôm nay học nghe và nói, ngày mai thì học đọc và viết. Với cách học trên kiến thức sẽ cô đọng một cách dễ dàng và hơn hết là dễ nhớ. Để áp dụng tốt phương pháp này người học nên dành cho mình một quyền vở chuyên về từng kỹ năng làm bài tập và ghi lại kinh nghiệm mình sẽ làm tốt hơn nếu như để ý đến phần abc, một quyển khác chuyên để viết từ vựng và mẫu câu mới, như vậy việc học sẽ không bị gián đoạn nếu như làm bài quá nhiều và việc ghi chép không mạch lạc để rồi khi học phải lật tìm kiếm rất mất thời gian.
5. Phương pháp suy đoán
Học tiếng Đức nói riêng, người học khi đã có được vốn kinh nghiệm kiến thức nhất định sẽ hình thành nên tư duy cuối cùng này, gọi là tư duy suy đoán, tức là từ gốc từ mà suy luận nội g nghĩa của từ, không phải phụ thuộc quá nhiều vào từ điển, vừa huy động được trí nhớ vừa nhớ lâu được từ mới. Nếu chỉ biết phụ thuộc vào từ điển thì dẫn đến công việc tư duy rất khó để hoạt động sẽ chai lì. Thay vào khi nhìn thấy từ mới bạn không tra từ điển mà hãy suy đoán nghĩa của từ mới dựa vào cácloại dữ liệu như : Bối cảnh của từ trong đoạn hội thoại hay ý đoạn văn liên quan đến nội dung , đoán về dạng từ, thuộc danh từ, động từ, hay tính từ, trạng từ.
6. Dừng ngay việc dùng các công cụ dịch
Đối với những người bắt đầu học nói chung cũng như những người đã có kiến thức căn bản nói riêng thì dùng các công cụ để dịch chỉ là cách tạm thời. Dừng ngay việc nghĩ đến tiếng Đức và cố gắng làm mọi việc bằng tiếng Đức bằng mọi cách. Hãy nâng cao vốn từ vựng của bạn, bắt đầu bằng cách tự dịch bằng tiếng Đức. Hãy nhớ rằng: Người nói tiếng Đức không phải dịch khi họ nói. Bạn cũng nên như vậy. Học ngôn ngữ mới là học theo suy nghĩ mới.
Hy vọng với những phương pháp trên sẽ giúp ích cho những ai muốn và đang bắt đầu học tiếng Đức và tìm được cơ hội du học Đức mà mình mong muốn!
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon